Top 4 loại tời kéo phổ biến nhất hiện nay

Tời kéo là vật dụng thường xuyên được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng, công trình, di chuyển các vật nặng. Mặc dù độ phủ sóng của tời kéo là vô cùng lớn nhưng vẫn có nhiều người vẫn chưa biết tời kéo là gì? Có mấy loại tời kéo? Hướng dẫn cách làm tời kéo? Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, chúng tôi xin đưa ra các thông tin chi tiết dưới đây để giải thích kỹ càng những điều mà khách hàng đang thắc mắc!!

1. Tời kéo là gì?

Tời kéo chính là thiết bị nâng hạ được sử dụng nhiều trong công nghiệp và xây dựng. Tời kéo thường có tang quấn dây được dùng để nâng vật liệu, vận chuyển các hàng hóa lên cao, có thể sử dụng để kéo tải dịch chuyển vật ngay cả trong mặt phẳng nằm ngang và nằm nghiêng. Tời kéo sử dụng điện 1 pha hoặc điện 3 pha có thể nâng vật nặng theo phương thẳng đứng hoặc theo phương nằm ngang.

Top 4 lợi ích khi sử dụng tời điện mà bạn nên biết

2. Tời kéo gồm những loại nào?

Theo nguồn dẫn động, tời kéo được chia thành 2 loại là tời kéo tay và máy tời kéo.

2.1 Tời kéo quay tay

Tời kéo quay tay hay còn có tên là tời kéo tay thường được chế tạo với lực kéo của cáp 5 – 80kN và có chiều dài cáp trên tang là 50 đến 200m. Tời gồm tang cuốn cáp, các cặp bánh răng chuyển động và khung tời được hàn chắc chắn bằng thép tấm và tấm hình. Có thể nâng, hạ vật bằng cách quay tay quay. Trên trục dẫn động gồm có 2 bánh răng có thể dịch chuyển dọc trục để thay đổi tỷ số truyền, khi nâng vật nặng lên thì dùng bánh nhỏ còn khi nâng vật nhẹ thì dùng bánh răng lớn để tăng tốc độ di chuyển.

Để đảm bảo được độ an toàn, tời kéo được trang bị phanh tự động có mặt ma sát tách rời. Phanh sẽ được đặt nằm trên trục thứ 2 của bộ truyền để có thể sang số khi nâng vật. Vật nâng chỉ có thể hạ được khi quay tay quay theo chiều hạ vật. Tay quay phải được đặt ở cả 2 đầu của trục dẫn động để có thể đảm bảo rằng một, hai hoặc bốn người có thể làm việc cùng lúc.

2.2 Máy tời kéo

Máy tời kéo chính là thiết bị có mức công suất cao hơn so với tời kéo tay, sức nâng vật lớn nên thường được sử dụng trong các kho xưởng lớn, công trình cần sức nâng cao. Máy hoạt động dựa trên cơ chế động cơ điện, được gắn trên khung bê để có thể dễ dàng vận chuyển cũng như có thể định vị chống lực kéo ngang hoặc lực kéo nghiêng. Được phối hợp với tổ hợp ròng rọc, máy tời kéo dùng để kéo và nâng hạ vật rất nặng. Lượng cáp lớn có thể lên đến 400m.

Theo như liên kết động học giữa động cơ và tang cuốn cáp, tời dẫn động máy có thể chia làm 2 loại chính là tời điện đảo chiều và tời với khớp ma sát.

2.3 Tời điện đảo chiều

Tời điện đảo chiều là dòng tời điện 1 pha 220v hay còn được gọi là tời điện thuận nghịch, đây là loại máy được sử dụng phổ biến nhất. Tời điện đảo chiều bao gồm động cơ điện 1, khớp nối đàn hồi 2, phanh 3, hộp giảm tốc 4 và tang cuốn cáp 5. Các bộ phận này được đặt trên bệ bằng thép hàn và được cố định bằng Bulong.

Tời điện đảo chiều cũng thường được sử dụng làm cơ cấu dẫn động của cần trục, thang nâng và các máy xây dựng khác. Động cơ điện thường dùng loại động cơ điện xoay chiều với roto dây cuốn hoặc là lồng sóc, việc đảo chiều quay của tang sẽ được thực hiện bằng cách đảo chiều quay của động cơ điện. Tời điện đảo chiều được trang bị sẵn phanh 2 má loại thường đóng, bánh phanh chính là nửa khớp nối đàn hồi và được đặt trên trục của hộp giảm tốc.

Tời điện đảo chiều sẽ được dẫn động bằng động cơ điện và được liên kết cứng với lại tang cuốn cáp. Với vận tốc quay của tang tời chính là vận tốc quay của trục động cơ với tỉ số truyền của hộp giảm tốc và vận tốc kéo cáp với đường kính tang, số dây quấn tang và đường kính cáp. Công suất được tính với lực kéo cáp, hiệu suất chung của bộ máy tời và hệ số lực động.

2.4 Tời với khớp ma sát

Tời với khớp ma sát sẽ được dẫn động bằng động cơ điện hoặc là động cơ đốt trong và được liên kết với tang cuốn cáp bằng khớp ma sát. Tời với ma sát sẽ phù hợp với các ứng dụng đòi hỏi lực kéo căng không đổi. Nó sẽ tối ưu hiệu quả sử dụng của 2 tang cuốn, kết quả dẫn đến là giảm diện tích lắp đặt và khiến hệ thống trở nên vô cùng đơn giản. Điều này sẽ giúp giảm chi phí sử dụng cho khách hàng, đây cũng được xem là ưu điểm của tời với khớp ma sát so với các loại tời kéo khác.

Giữa tang và động cơ qua trục nối ma sát sẽ có mối liên hệ ma sát lại với nhau. Động cơ của tời ma sát luôn được quay theo một chiều theo chiều nâng, khi hạ vật và vật rơi tự do. Tốc độ hạ của vật được khống chế lại bằng phanh đai. Nguyên lý này có thể dùng để sử dụng một động cơ dẫn động cho nhiều tang, mỗi tang sẽ có một ly hợp và một phanh riêng khác nhau.

Trên đây là thông tin sơ lược về tời kéo được nêu chi tiết và rất rõ ràng, tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn cách làm tời kéo sao cho an toàn và chính xác nhất.

Top 4 loại tời kéo phổ biến nhất hiện nay

3. Cách sử dụng chung cho các loại tời kéo

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần lắp đặt chốt cắm

Bước 2: Sau đó, bạn cắm dây điện vào ổ cắm của máy tời kéo và buộc lại bằng việc quay vòng khóa theo chiều kim đồng hồ

Bước 3: Bạn phải đảm bảo rằng việc khóa sợi dây điện bằng giá kẹp, không được cho dây điện bị kẹp giữa dây cáp và chống cuốn dây

Bước 4: Chiều dài của dây điện nên để khoảng cách từ 20cm để dự phòng nên sử dụng dây cáp điện có tiết diện 3,5mm2 để ngăn cản việc giảm điện thế có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Lưu ý:

Dây điện phải được cắm khớp vào ổ cắm và phải được tiếp đất trong điều kiện an toàn nhất để tránh bị điện giật.

Cắm dây vào ổ cắm điện của tời và buộc chặt nó kỹ càng

Kết luận

Hy vọng với những chia sẻ trên, khách hàng sẽ hiểu sơ lược về hướng dẫn cách làm tời kéo, nhờ đó khách hàng có thể đưa ra được lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình. Xin chúc quý khách có thể áp dụng và sở hữu được sản phẩm mà mình mong muốn, an toàn và đảm bảo cho bản thân.

Hướng dẫn chọn mua máy tời điện công trình hiệu quả

Nhận xét