Hướng dẫn cách bảo dưỡng tời điện

bảo dưỡng tời điện

Để một chiếc tời điện hoạt động hiệu quả thời gian sử dụng lâu dài thì tất nhiên công việc bảo dưỡng là tời điện là vô cùng cần thiết. Công việc bảo dưỡng tời điện rất đơn giản nhưng nhiều khi người sử dụng lại lười không muốn làm bởi sợ tốn thời gian hoặc đôi khi họ chưa biết cách bảo dưỡng tời điện sao cho hiệu quả. Trong bài biết này sẽ trình bài cho bạn quy trình bảo dưỡng tời điện đúng cách để từ đó giúp bạn tự tiện bảo dưỡng thiết bị của mình.

Quy trình bảo dưỡng tời điện sẽ bao gồm 2 bước là kiểm tra và tiến hành bảo dưỡng.

1. Kiểm tra tổng quan tời điện trước khi tiến hành bảo dưỡng.

Với những thiết bị tời điện cỡ nhỏ giá trị không quá cao người sử dụng thường tự mình bảo dưỡng thiết bị. Còn đối với các sản phẩm tời điện có giá trị lớn và tải trọng lớn thì công việc bảo dưỡng sẽ do các kỹ thuật viện của nhà cung cấp tiến hành bảo dưỡng. Nếu như bạn muốn tự bảo dưỡng thiết bị tời điện của mình hãy tiến hành kiểm tra các bộ phận chính bao gồm:

Kiểm tra móc: thiết bị móc của tời điện được làm từ kim loại đúc nguyên khối thường rất khó bị hỏng tuy nhiên một số vị trí chốt của móc thường có hiện tượng han gỉ và nứt vỡ, bạn nên kiểm tra lại các chi tiết này. Cần đảm bảo móc không bị mòn quá 10%.

Kiểm tra puli của móc: Đây là bộ phận gắn liền với móc vì thế để cho việc nâng hạ hàng hóa ổn định bạn cần đảm bảo puli không bị kẹt các chốt và trục bánh xe có rãnh của puly không bị rạn nứt.

Kiểm tra dây cáp của tời: Đây là bộ phận dễ bị tổn thương nhất của tời điện bởi trong quá trình làm việc dây cáp thường sẽ bị cọ sát với các vật liệu cứng dẫn đến các hiện tượng đứt các sợi thép nhỏ của cáp.

Kiểm tra hệ thống động cơ: đánh giá tổng quan xem động cơ có hoạt động ổn định không máy chạy có êm không, quan sát vỏ hộp xem có vị trí nào bị rạn nứt hay móp méo không. Bởi trong quá trình nâng hạ vật liệu không thể không tránh khỏi tình trạng nguyên vật liệu rơi vô tời gây tác động vật lý lên tời.

Kiểm tra hệ thống dầu mỡ: trên các thiết bị tời điện đa năng thường có một hộp giảm tốc để cố định tốc độ nâng của tời vì thế người ta thường sẽ cho dầu vào thiết bị này nên khi bảo trì hãy chú ý mức dầu trong hộp có đủ để tời hoạt động ổn định không (đổ dầu theo như thông số mà nhà sản xuất đưa ra)

2. Các công việc cần làm khi bảo dưỡng

Khi đã tiến hành kiểm tra xong tổng quan của tời điện thì công việc tiếp theo là tiến hành bảo dưỡng các thiết bị có vấn đề. Dưới đây là một số thao tác chung bảo dưỡng cho từng thiết bị tời điện:

Bộ phận cáp tải: đảm bảo hệ thống cáp không bị nứt, rạn, đứt. Sử dụng khăn lau có tẩm dầu để vệ sinh cáp. Chú ý cáp luôn phải trong trạng thái tự nhiên không để bị xoắn rối.

Hệ thống các bulong đai ốc đã cũ hãy mua mới và thay thế nó, trước khi thay thế đảm bảo các lỗ ren sạch sẽ không bị han gỉ. Khi lắp bulong đai ốc phải vặn chặt, chắc chắn vì trong quá trình tời hoạt động nó sẽ rung lắc mạnh dễ dẫn đến hiện tượng long bulong đai ốc.

Thay dầu cho hộp giảm tốc của tời điện với các thiết bị tời điện tải trọng lớn. Mức dầu được thay thường sẽ ngập 1/3 que thử dầu. Thời gian thay dầu khoảng 3 tháng với cường độ làm việc của tời điện khoảng 10h mỗi ngày. Lưu ý không sử dụng cùng lúc nhiều loại dầu khác nhau.

>>Xem thêm: Lịch trình bảo trì bảo dưỡng tời điện

Bảo dưỡng động cơ của tời điện: lau chùi sạch sẽ các bị trí khớp nối của động cơ với tang cuốn không để bụi bẩn làm kẹt trục quay.

Nhận xét